Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Một góc nhìn trần trụi về TPP

Tôi không (dám) có ý kiến về Tpp dù đã theo dõi suốt 7 năm nay cùng với việc tham khảo hàng chục ngàn bài viết về nó. Giản dị nhất để hình dung về Tpp: 

1/ Giá gia công 1 áo sơ mi sẽ được khoảng 8.000 VN đ so với 5.800 VN đ như hiện nay. Nhờ đó, lương người công nhân may sẽ được khoảng 8 triệu/tháng. Đó là lý do chính phủ VN thiết tha với Tpp vì đ/c x & đồng bọn rất yêu quý nhân dân lao động.


2/ Nếu người công nhân đc lãnh lương 8 triệu kia bị cảm, sốt.. thì thay vì chỉ bỏ ra 12.000 VN đ mua thuốc ở bất kỳ hiệu thuốc tây nào thì nay phải chi 120.000 để hạ sốt, giải cảm cũng với những loại thuốc y chang vậy nhưng nhờ Tpp nên nó phải trả phí bản quyền. Ai dùng thuốc nhái (do TQ, Nga, Ấn, brazil..) sản xuất thì bị truy tố ra tòa án Mỹ vì VN đã cam kết: "Ai vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ bị xử phạt theo luật của quốc gia sở hữu bản quyền"

3/ Với hơn 80% phần mềm dùng lậu, sau khi vào Tpp - VN sẽ là quốc gia mù tin học. Khi đó, đ/c x muốn chửi Triều Tiên e cũng khó vì chả còn bần cố nông nào nghe. Các phần mềm lậu chỉ miễn phí cho những ai xem sex. và khi đó VN sẽ là cường quốc ĐĨ!

 4/ Các công nhân dệt may VN sẽ khỏa thân 100% vì họ chả thể mua nổi quần áo theo tiêu chuẩn Mỹ. Dù họ tạo ra quần áo cho những kẻ tự xưng là bố thằng lú, mặc - khi ra đường. Ai măc đồ có xuất xứ Trung Quốc, Nga, Ấn, Brazil.. sẽ bị ngồi tù ít nhất 10 năm (Cố ý phạm tội nhằm mưu đồ trục lợi) theo luật pháp ông nội đ/c x.

Comment


Nói ngắn gọn thế này: 

1/ Cần phân biệt sự khác nhau giữa "Sở hữu trí tuệ" với "Đăng ký bản quyền". Ai cũng biết là Mỹ không hề phát minh, chế tạo ra súng Ak nhưng 1 gã tư bản người Mỹ đăng ký (với chính phủ Mỹ) về bản quyền. Vì thế, nếu VN gia nhập Tpp thì tất cả súng Ak - nếu vẫn còn được mua sắm, sản xuất (ở bất cứ đâu), đều phải trả phí bản quyền cho Mỹ.

Tương tự, năm 2012 - cafe VN bị 1 đòn đau khi bị đối tác Eu phạt vạ vì xuất hàng mang thương hiệu Buôn Mê Thuộc đã bị 1 gã Ba tàu láu cá nào đó đăng ký thương hiệu nhãn hàng trước đó.

Thuốc tây đa số được nghiên cứu, phát minh từ 4 nước: Đức, Pháp, Nga, Thụy Sĩ nhưng hầu hết đều bị người Mỹ đăng ký (với chính phủ Mỹ) bản quyền thương mại. Nếu VN không vào Tpp thì dân Việt cứ vô tư chọn loại thuốc nào mình thích & cần mà mua (còn việc nó lậu hay nhái - nếu có, thì để nhà nước xử lý) nhưng nếu vào Tpp thì cũng loại thuốc đó, bất kể do Ấn, Thái, Malay hay Pháp, Thụy Sĩ.. sản xuất thì dân Việt cũng phải è cổ ra nộp phí bản quyền cho chính phủ Mỹ. Dự kiến, riêng thuốc tây sẽ đắt gấp 12 đến 20 lần hiện nay, nếu VN vào Tpp.

2/ Cơ chế xử lý tranh chấp: Các tranh chấp thương mại "phải và chỉ" được phán xét bằng tòa án Tpp. Có nghĩa, luật pháp (về tranh chấp thương mại) của VN bị vô hiệu ngay trên xứ sở này nếu có 1 cty hay 1 gã ất ở nào đó nổi hứng kiện doanh nghiệp VN về 1 chuyện lãng nhách. Tỷ như dám bán rượu Ama Kong (nếu thương hiệu Ama Kong đã bị 1 gã đu càng nào đó đăng ký với mẫu quốc). 

Tư pháp là 1 trong 3 trụ cột của quốc gia. Nay 1 phần của tư pháp bị vô hiệu hóa thì ta nên nghĩ gì về giá trị, ý nghĩa của "Độc lập - Tự do"?!

3/ Cách thức tổ chức Tòa án Tpp: Căn cứ vào kim ngạch thương mại của từng quốc gia thành viên để xét việc bổ nhiệm thẩm phán. Ví dụ: Giả sử cứ 100 tỉ usd thì được 1 thẩm phán, kim ngạch thương mại của Mỹ là 1.000 tỉ usd/năm thì Mỹ sẽ có 10 vị quan tòa. Nhật 200 tỉ thì có 2 vị. VN có 50 tỉ thì được 0,5 vị.

___________________________

Còn rất, rất nhiều điều đáng băn khoăn, lo lắng, trăn trở. Bài học WTO qua những vụ kiện bán phá giá con cá basa, tôm sú, đinh thép, tôn lạnh.. vẫn còn khiến dân Việt rùng mình bởi đã từng hồ hởi phấn chấn khi "được" gia nhập bình đẳng với sân chơi toàn cầu hóa cách đây đúng 10 năm.

Xin mượn lời 1 nhà phân tích chính trị người Pháp: "Không kẻ nào còn đủ 5 ngón trên bàn tay sau khi bắt tay với người Mỹ" để thay lời kết cho cmt này.
Lê Vũ Bình Địa Mộc - Lê Văn Lực.

(*) Tít do Phi Giang Sơn Đầu Hoả đặt.

1 nhận xét: